DOANH NGHIỆP CHO CÁ NHÂN HOẶC DOANH NGHIỆP KHÁC VAY TIỀN

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Mai Đỏ

DOANH NGHIỆP CHO CÁ NHÂN HOẶC DOANH NGHIỆP KHÁC VAY TIỀN
29/05/2024 10:11 AM 163 Lượt xem

              Hiện nay, chưa có văn bản cấm doanh nghiệp không được cho các tổ chức khác và cá nhân vay vốn. Mà cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm soát xem đơn vị cho vay có đầy đủ cơ sở pháp lý và hợp lý hay không.

              Đối với các tổ chức tín dụng cho vay  áp dụng điều 91 của luật tín dụng

     “ Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

    1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

    2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

    3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của
    hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”

                Đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng cho vay, áp dụng Luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

                Tại Điều 3,4 – Luật Dân sự 2015

     “Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

    1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

    2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

    3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

    4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

               

    “Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

    4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”

    => Như vậy, theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì cá nhân, pháp nhân đều có quyền sử dụng tài sản của mình một cách bình đẳng và được pháp luật bảo hộ.

    Tuy nhiên, tại Điều 468- Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định rõ mức lãi suất cho vay:

    “Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

    Theo đó mức lãi suất mà tổ chức cho cá nhân, tổ chức khác vay vốn đầu tư không được vượt quá 20%/năm.

    Trường hợp lãi suất đối với khoản vay vốn đầu tư vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    Trường hợp tổ chức cho cá nhân, tổ chức khác vay vốn đầu tư mà không lấy lãi thì sẽ bị ấn định số thuế phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế như sau:

    “ Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

    1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:

    a) Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;

    b) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

    c) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;

    d) Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;

    đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

    e) Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế;

    g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;

    h) Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

    i) Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

    ...”

    Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cho cá nhân vay vốn đầu tư với lãi suất thấp hơn mức lãi suất cơ bản của ngân hàng thì có thể bị ấn định thuế.

    Zalo
    Hotline